Nhịp Cầu
Nhịp Cầu
Ngày cuối năm. Khoa phòng thật vắng. Những bệnh nhân không nặng lắm đều xin được xuất viện, về nhà đón giao thừa. Chỉ còn vài ba người nội trú. Ca trực vì thế cũng nhẹ nhàng thôi! Nhưng anh cũng nghe buồn lắm! Vì mất đi cơ hội cùng người vợ yêu và cu tí đón giao thừa. Lúc chuẩn bị vào ca, anh đã thấy nó phụng phịu, rơm rớm nước mắt, thật thương!
Sau khi dạo một vòng kiểm tra bệnh nhân, mọi sự đều ổn, anh tự pha một ly cà phê đặc, nhâm nhi, dù anh vẫn tỉnh như sáo, chỉ là để có cái mà suy tư, hồi tưởng, như mọi người hay gọi là “tổng kết cuối năm” cho riêng mình. Anh có một người vợ xinh xắn, đảm đang, có một thằng cu mẫu giáo tinh nghịch nhưng dễ bảo, có công việc phù hợp chuyên môn, kinh tế ổn định, cứ thế vươn lên! Anh mĩm cười hài lòng, tự hứa đúng giao thừa điện về chúc mừng cu tý cho nó đỡ buồn!
Bỗng có tiếng rên rĩ thật nhỏ đâu đây, anh ngỡ mình nghe nhầm, nhưng về sau tiếng rên to dần, anh bỏ ly cà phê chưa hết một nửa xuống bàn, chạy vội về phía tiếng rên. Đó là một thanh niên, dáng vẻ trí thức và lịch lãm, không hiểu sao lại tự tử bằng thuốc rầy, may người nhà kịp đưa vào cấp cứu hôm qua, đang nằm điều trị hồi phục, khuôn mặt nhăn nhó và hình như có cả nước mắt, đang co người lại rên rĩ.
- Anh đau thế nào?
- Tôi đau quá, sao không để tôi chết luôn cho rồi!... Cứu sống tôi làm gì cho tôi càng thêm đau khổ!
Anh định đưa tay đếm mạch bệnh nhân, không ngờ “hắn” hét toáng lên:
- Đừng đụng vào tôi, kẻo lây bệnh bây giờ (?)!
Anh thấy khó chịu nhưng vẫn ôn tồn:
- Anh có đau bụng không?
- Không (?)!
- Vậy anh đau chỗ nào thì cứ nói!
- Tôi đau ở trong tim (?)!
Anh định bật cười, nhưng vẻ đau khổ thành thật của người thanh niên làm anh kìm lại - “Sự thường của người không muốn sống! Nhưng tại sao anh ta lại muốn chết?” - Anh không đành lòng bỏ đi, kéo ghế ngồi xuống bên cạnh giường bệnh nhân, từ tốn thăm hỏi.
Thì ra, giám đốc một công ty đang ăn nên làm ra là anh ta, bổng phát hiện mình bị nhiễm HIV trong một lần thử máu, vợ con chì chiết, chán đời, sợ người, hối hận vì phá vỡ hạnh phúc gia đình, anh ta định đi tìm cái chết.
Anh ân cần khuyên can, giảng giải, tư vấn cho người, quên cả giờ điện thoại cho con.
dovaden2010
Nguồn ảnh: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi4bdwKHSLLNbcvk4T2BuT9e0LMhNiMY1nY-Fpd5XKRtxtYsUabiJWG_yYGTUMNzO80xDrLxiznEdrJTzoeduS_CZM3SAbiAvs48U_jGwEWXxxosCh6c9opFyvSJLvrNVstjCFKsABfTCGK/s320/y.png
Cháu xin lỗi chú : cháu xin đổi cách xưng hô lại. Vì bữa trước xem lời bình thấy các anh chị khác đều gọi DVD là anh và Kim Thy gọi là chú, nên cháu mới gọi thế. Nay xem các bài viết cũ, HĐ mới biết anh DVD hơn HĐ có 10 tuổi thôi, gọi bằng chú thì sợ anh DVD bị già, hii . Em mong anh đừng giận cái con bé HĐ nông nỗi, hời hợt này nhé!
Trả lờiXóaHồi trước sang chỉ đọc vài bài gần đây của anh thôi. Mấy hôm nay mới sang đọc bài cũ, nhất là những bài Văn ngành y, em cảm thấy thương những người làm trong ngành y quá. Em là giáo viên. Nghề Y và nghề Giáo là hai nghề cần được tôn trọng nhưng em thấy nghề Y vất vả, gian nan, thử thách hơn nhiều, ít được sự đồng cảm của xã hội. Những vất vả, khó khăn, mạo hiểm, bạc bẽo,… may ra chỉ có gia đình bạn bè của những người làm trong ngành y mới hiểu chứ người ngoài khó biết lắm. Phụ huynh hs của em cũng có những người là bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng, y tá, bảo vệ trong bệnh viện. Gia đình nào mà cả chồng và vợ đều trong ngành y thì vất vả nhưng vẫn bền, còn gia đình nào chồng làm nghế khác thì hôn nhân tan vỡ vì không có sự cảm thông cho tính chất công việc của vợ, buồn lắm anh ạ
DVD không câu nệ cách xưng hô nên HĐ cứ an tâm. :)
XóaNghề nào cũng có hạnh phúc, có vất vả, có vui, có buồn... và nghề nào cũng đáng được tôn trọng, chỉ khác nhau ở bản thân con người có yêu nghề mình đang làm không thôi, phải không HĐ?
Dạ, vâng ạ.
Xóa