1/5/11

1/5/11 - - 6 cảm nhận - lượt đọc

Ngũ độ thanh hay Lục độ thanh/âm?

+A Tăng cỡ chữ =A Cỡ mặc định -A Giảm cỡ chữ

* Chú:

DVD sao chép và lưu lại toàn bộ trang blog nguồn để học hỏi, gồm bài đăng (các bài họa của nhà thơ Phieuvan_Thlangdu) và tất cả các nhận xét, phản hồi về thơ Đường luật dạng ngũ độ thanh, hoặc gọi theo nhà thơ Phieuvan_Thlangdu là dạng lục độ thanh/âm; DVD rất cảm ơn nhà thơ Phieuvan_Thlangdu!
----------
Bài đăng:

BẠN THƠ XƯỚNG HỌA

Thật ra tên gọi thể thức Ngũ Độ Thanh (5 bậc âm) là gọi sai. Tiếng Việt thể hiện qua chữ viết gồm 6 dấu âm gồm "Sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền và không dấu". Đấy là nói về âm theo dấu, còn âm bậc thực tế tiếng Việt có đến 8 bậc. Có thêm 2 bậc âm nữa là như ta thấy chữ Việt được thể hiện có những phụ âm đầu và cuối trong chữ Việt. Điều này tạo thêm 2 âm tiết trong tiếng Việt mới thành 8 âm.

Bài xướng
THƠ NGŨ ĐỘ THANH
Thể mốt bây giờ “ngũ độ thanh”
Ai làm mới được kể chơi sành
Từng câu đặt đủ năm đầu dấu
Mỗi tự nằm trong bảy chính danh
Bất luận đang dùng nay bãi bỏ
Âm bằng chẳng điệp mới liền ranh
Người xưa cải lối không gò luật
Kẻ sỹ giờ đây khoái chịu hành !
22-3-2014
Hồ Văn Thiện


Bài họa


ĐƯỜNG THI NGŨ ĐỘ

Đường thi ngũ độ phải hòa thanh
Ngũ độ đừng như đống miểng sành
Mới đọc mà nghe mình gãy cổ
Thì ngâm hẳn thấy mộ đề danh
Người trong nhả ngọc nên tròn trĩnh
Kẻ đục đeo chì cũng rắp ranh
Ý chữ tình thơ nào phải học
Từ đui đến chột nhẩn nha hành
05.04.2014
Phieuvan_Thlangdu
---

Bài xướng:
DUYÊN HỜ
(Ngũ độ thanh)

- Thương trao về Matta Nguyễn
Thùy Dương của ngày xưa!!!


Mỗi buổi chờ nhau cạnh góc đường…
Bao ngày đối mặt để tình vương!
Nghiêng đầu lặng lẽ hồn chua xót…
Dõi mắt đìu hiu cảnh đoạn trường!
Phận gá bên đời xin mãi tưởng…
Duyên hờ giữa kiếp hỏi còn thương!
E rằng Nguyệt Lão xe nhầm mối…
Gỡ rối tơ lòng mộng lửa hương!!!
Ngọc Thụy

Bài họa

MÙA ĐI
(Lục độ âm)
Họa bài thơ DUYÊN HỜ của Ngọc Thụy
Cầm tay những ước trọn con đường
Lại bỗng chia lìa chẳng vấn vương
Bởi khối tình chung sầu vĩnh biệt
Mà câu thệ lỡ buốt đêm trường
Tìm trong mộng ảo niềm nhung nhớ
Ủ tận tim nồng nỗi luyến thương
Dẫu biết mùa xưa nào trở lại
Riêng lòng vẫn ấm một làn hương
04.07.2014
Phieuvan_Thlangdu
---

Bài xướng
KIẾP NHẢ TƠ
(Ngũ độ thanh)
- Tặng hương hồn Phan Châu Thanh!!!
- Thương trao về Matta Nguyễn
Thùy Dương của ngày xưa!!!


Não phận con tằm kiếp nhả tơ!
Làm ra vải gấm đẹp không ngờ!
Mòn hơi trỗi tiếng theo dòng nhạc…
Kiệt chữ gieo vần thả ý thơ!
Chí cả chừng bao người ngưỡng mộ?
Tài hoa được mấy kẻ tôn thờ?
Cam đành rút ruột cho đời mãi…
Để những linh hồn dệt ước mơ!!!
Ngọc Thụy 

Bài họa

NỢ ĐƯỜNG TƠ
(Lục độ âm)
- Họa: Kiếp Nhả Tơ - Ngọc Thụy

Thân tằm trọn kiếp nhả đường tơ
Nợ mãi guồng quay đến chẳng ngờ
Bấc thổi bờ dâu trầm ý nhạc
Nồm hong dáng lụa bổng lời thơ
Tròn duyên cảm hạ người nao nức
Lỡ phận sầu đông kén thẩn thờ
Ngẫm cuộc buồn vui đời lắm ngả
Thân tằm phải chịu khép niềm mơ
30.07.2014
Phieuvan_Thlangdu
---

Linh Tâm & Nhật Linh là 2 tác giả tự giới thiệu là Thủy Tổ khai phá thể thức thơ ĐL Ngũ Độ Thanh cách đây 1-2 năm. Nhân hội ngộ cùng các bạn ở trang blog của bác Thiện và đọc các cảm nhận, góp ý của Nhật Linh & Linh Tâm về thể thức Ngũ Độ Thanh, trong đó Phiêu Vân thấy hứng khởi với bài thơ của Nhật Linh khi góp ý rằng bài thơ Ngũ Độ Thanh của bác Thiện vướng lỗi Hạc Tấc - Phong Yêu. Chính vì sự hứng khởi đấy mà Phiêu Vân có hai bài họa cùng 2 tác giả này hầu học hỏi thế thức Ngũ Độ Thanh (Thực ra là Lục Độ mới đúng).

Bài xướng

Chủ Ý Ngũ Độ Thanh
(Ngũ độ thanh)

Ngôn từ nước Việt mãi giàu thanh
Rạng rỡ nào đâu để nói sành
Thuở cũ tiền nhân bày đẹp tiếng
Bây giờ hậu thế giữ ngời danh
Hồn dân tộc hỡi ai đừng bỏ
Khí tổ tiên này bạn vững ranh
Ngũ Độ làm ra đầy chủ ý
Người nên hiểu rõ chớ than: hành!
Linh Tâm

Bài họa

LÀM GIÀU hay LÀM NGHÈO

Họa: Chủ ý Ngũ độ thanh

Việt ngữ bao gồm cả sáu thanh
Dùng tên Ngũ Độ quả chưa sành
Tiền nhân vốn dĩ gieo tròn điệu
Hậu thế xin đừng rũ bỏ danh
Đã chẳng hồn nhiên hòa hợp nghĩa
Sao còn hạn chế vẽ vời ranh
Thơ Đường phải ý tình vi diệu
Ngũ Độ tào lao ngũ độ hành
07.04.2014
Phieuvan_Thlangdu

Bài xướng

THƠ NGŨ ĐỘ THANH
(Ngũ độ thanh)

Đan nhuần nhuyễn đủ dấu cùng thanh
Tính nhạc tràn dâng chẳng nghĩ sành
Vận bổng trầm ngân hòa sáng chữ
Câu mềm dịu trải kết bền danh
Dòng trên hạc vỗ đà thông nẻo?
Đoạn giữa phong lùa có bể ranh?
Luật chuẩn, niêm tròn thơ mãi lướt
Người say xướng họa nỗi vui "hành" !
Nhật Linh


Bài họa
CỦA QUÝ
Họa Lục độ âm

Cũng thử xem chừng nó đục thanh
Nào hay thiệt giống miểng lu sành
Thân dày gõ cạch mà xưng tướng
Mép mỏng kêu rè lại hãnh danh
Những kiếm chuông đồng treo tận đỉnh
Đâu tìm chậu đất quẳng ngoài ranh
Dày công ngẫm phí công lùng sục
Bỏ quách nằm phơi dưỡng ngọc hành
07.04.2014
Phieuvan_Thlangdu
***
Cảm nhận:
1. Cảm nhận từ: phieuvan08 [Blogger]  30.07.14@23:26
7. Cảm nhận từ: phieuvan08 [Blogger] 30.07.14@10:42

Đôi lời cảm tác cùng anh Hai.

Lời tự sự như thì thầm tiếng gió
Chút vô tư lắng lại giữa màu hoa
Ừ có thể giòng đời trôi vẫn thế
Biển và Trời cho cảm xúc bao la

Lòng tư lự hỏi lời yêu đồng vọng
Có gì đâu, con gió thổi qua đồng
Vô tư quá ngạt ngào hương lúa mới
Ngẫm lại mình như có lại như không

Phieuvan_Thlangdu

 2. Cảm nhận từ: chlyga [Blogger]  30.07.14@23:48
Cảm ơn anh Phiêu Vân cung cấp thêm cho nhiều kiến thức về thơ Đường và xướng họa. (Đúng là bậc thầy)
Em sẽ đọc và suy ngẫm

2-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@08:13
Ui da, anh làm mũi tôi phồng lên rồi nè. Đọc xong mấy cái đó là lâu mất thồi gian lắm đấy anh ạ.

Phieuvan_Thlangdu

3. Cảm nhận từ: thaixuannguyen [Blogger] 31.07.14@01:17
Hai bài của anh họa thơ Linh Tâm và Nhật Linh đọc thật khoái. Nhẹ nhàng, tinh tế mà thẳm sâu. Bài họa NỢ ĐƯƠNG TƠ chơi chữ rất tuyệt, tôi chỉ không thích lắm hai từ "Thân tằm" nhắc lại ở câu 8.

3-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@08:13
Thật ra tôi chẳng muốn tham gia vào câu chuyện đó, nhưng khổ nỗi 2 bạn này giới thiệu là thủy tổ thể thức ngũ độ thanh và quảng cáo quá nhiều về ngũ độ thanh một cách không đúng nên tôi muốn thử xem họ nói hay mà hiểu được bao nhiêu về thơ ĐL mà lại làm thơ hỏi kháy bác Thiện kiểu ấy. Hóa ra 2 vị thủy tổ cũng chỉ mới biết từng cặp câu rời rạc kiểu 7 chữ 8 câu.

Cặp kết nhắc lại từ ngữ then chốt ở cặp khai đề tuy hợp thể thức nhưng cũng khiến những người kỹ tính không ủng hộ lắm anh ạ. Thật ra rất nhiều chữ thay cho “Thân tằm” nhưng tôi muốn nhấn mạnh “thân tằm phải nợ đường tơ” ở phần kết.

Cám ơn anh góp ý thăng thắn nhé. Thế mới là đọc và có nhận xét.
Phieuvan_Thlangdu

4. Cảm nhận từ: trantam51 [Blogger]  31.07.14@05:57
Xin được chia se cùng bạn Người xưa cải lối không gò luật/ Kẻ sỹ giờ đây khoái chịu hành !

4-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@08:14
Nấu món ăn cầu kỳ cũng được, nhưng cái kết quả cuối cùng phải là món ăn xứng đáng công nấu chứ nấu hết sức cầu kỳ nhưng kết quả là một món chẳng thể nuốt trôi thì… phí công nấu, phí cả miệng nếm thì chẳng ý nghĩa gì phải không anh?

Phieuvan_Thlangdu

5. Cảm nhận từ: hairachgia [Blogger]  31.07.14@06:53
Sang thăm anh, dọc những bài xướng họa thơ Đường rất thú vị. Nhưng không hiểu sao gần mấy tháng nay tôi gần như "dị ứng" với nó, dù khi đến với thơ thì chính lối thơ này là lối thơ mà tôi tiếp xúc dầu tiên và gày gò, đánh vật với nó đến tận bây giờ. Từ ngày mở Blog đến giờ tôi đã tiếp cận với một chân trời bao la của thơ, gặp gỡ và trao đổi với rất nhièu anh chị em trong xóm, tôi nhận ra là thơ Đường giúp cho người sử dụng:
- Biết cách làm giàu thêm trình độ ngữ pháp và từ vựng. Vì nếu không thế thì chẳng thể thể hiện nổi 2 cặp thực và luận.
- Tìm hiểu thêm thanh vận để hiểu rõ thêm về ngôn ngữ nước nhà và có thể cả những ngoại ngữ mà mình tiếp xúc, hay nói đúng hơn là tiếng Hán.
- Tạo ra những bài thơ thật hay, thậm chí không tì vết
- Biết gò mình vào trong một khuôn khổ để có một cách sống chừng mực hơn.
Nhưng cũng chính thơ Đường lại làm cho người sử dụng lâm vào những trường hợp sau:
- Làm khô đi ý tưởng, tạo ra những câu thơ chẳng có tí thơ nào. Nên để lại cho người đọc một cảm giác bực bội. Và cũng từ đó biến người đọc trở thành một người soi mói.
- Viết nên những cảm xúc không có thật, vì sự gò ép của luật thơ.
- Tính dàn trải, bao dung của tiếng Việt làm cho người sử dụng tạo ra những bài thơ đầy sáo ngữ khi phải sử dụng từ Hán Việt để đáp ứng yêu cầu luật thơ.
- Cũng có một vài trường hợp muốn chứng tỏ, nhưng kết quả không như mong muốn.
Tất nhiên với một người thật sự tài năng thì vấn đề lại khác hay chí ít ra là người sử dụng nên biết lúc nào mình nên sử dụng thơ Đường.
Do vậy, có những lúc tôi cảm thấy rất thú vị, nhưng lắm khi lại dị ứng với thơ Đường.
Hairachgia

5-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@09:09
Anh Hai. Nhận xét của anh thật chính xác. Cái gì cũng có hai mặt bằng nhau cả mà anh. Thơ ĐL kiệm lời nên bản thân nó đòi hỏi nén ý, chính vì thế thơ ĐL là chúa mượn hình ảnh để chuyển tải ý, đồng thời phải liên kết ý nghĩa, hình tượng từ chữ đầu đến chữ cuối để tăng tính hàm ngôn, biểu đạt tư tưởng nhất quán.
Còn thơ ĐL dùng lời kiểu bạch thoại thì dùng đối đáp chứ khó lòng bày giải tâm tình một cách kín đáo, sâu sắc được.

Anh nói rất đúng. Chơi thơ ĐL là cách vận dụng linh hoạt ngữ pháp, từ ngữ sao cho tương thích hầu bày giải. Thế nhưng nếu buông thùa thì lại phá hoại từ ngữ bởi sự hoán vị, xáo chữ tầm ruồng, mà rõ nhất là đảo bậy từ ngữ. Ví dụ như: Thi Đường, ủi an, xa xót, bực buồn…

PV thường nói thơ nào cũng hay chứ nào phải thơ ĐL mới hay! Người đủ năng lực biết khai thác đúng sở trường thơ của mình thì thơ nào cũng hay cả!
Chẳng qua thơ ĐL mang cái tiếng là thơ hàn lâm, khó làm nên không ít người muốn thử sức đấy thôi! Thực ra nếu bình tâm suy nghĩ lại sẽ thấy thơ Lục Bát đâu có dễ chút nào. Viết thì thấy dễ đấy, nhưng viết cho hay thì khó giàn trời đấy chứ!
Hi…hi… PV biết sợ Lục Bát đất anh ạ!

Cũng có người cho rằng chơi thơ ĐL là những người muốn thể hiện bản thân. Điều này hoàn toàn không sai bởi anh/chị viết bất cứ cái gì mà giấu đi (như là nhật ký riêng) lại là khác, nhưng một khi anh/chị công bố thì đoạn văn cũng có phần mang tính thể hiện bản thân rồi chứ đâu phải thơ ĐL mới là thể hiện. Thơ tự do hay thơ nào cũng vậy chứ riêng gì thơ ĐL!

Còn có chuyện “Làm khô đi ý tưởng, tạo ra những câu thơ chẳng có tí thơ nào. Nên để lại cho người đọc một cảm giác bực bội. Và cũng từ đó biến người đọc trở thành một người soi mói.” thì có đấy anh ạ. Thật ra không riêng gì thơ ĐL mà bât cứ mình đọc cái gì mình cũng đều có nhận xét cả, vấn đề là mình nói ra nhận xét hay không nói ra thôi.
Với thơ TNBC ĐL thường bị “soi mói” nhiều hơn thể thơ khác, ấy vì nó có quy phạm rõ ràng, và nó đòi hỏi sự gắn kết 56 con chữ cực chặt chẽ. Mà nói thật, “mạnh ra gió thì cũng chẳng sao, nhưng nếu tác giả theo cái kiểu “yếu mà ra gió” để “thậm xưng” thì bị “soi mói” là cái chắc!
Kể chuyện này nhưng chắc anh Hai cũng từng. Có một bài thơ ĐL nào đó mang nội dung phê những bài thơ phạm luật, phạm bệnh… Thế là một loạt thơ dùng lời lẽ hùng hồn họa theo và phê còn nặng hơn bài xướng. Thế nhưng hết sức buồn cười là từ bài xướng đến bài họa đều phạm tùm lum.

Thật ra thơ ĐL hay thơ nào cũng đều cần cảm xúc và ngôn ngữ phù hợp nội dung chứ dùng chữ đao to búa lớn không tương thích thì coi như “tự giới thiệu” thôi. Không cảm xúc mà viết thơ thì đọc chẳng thấy cái tình, cái hồn. Đấy chỉ là mớ ngôn từ gá ghép.

Hi..hi… anh đọc thơ Tân Hình Thức hoặc còn gọi là Hậu Hiện Đại có khi anh còn dị ứng hơn nữa đấy chứ!
Mà nghĩ cũng lạ! Hiện Đại là thời đại hiện nay, và cho dù bao lâu đi nữa thì Hiện Đại vẫn là hiện nay. Vậy thơ Hậu Hiện Đại là thơ ở tương lai, niết bàn, thiên đường hay địa ngục nhỉ?

Phieuvan_Thlangdu

6. Cảm nhận từ: nuocmatngoc [Blogger]  31.07.14@09:32
NMN qua thăm "đôi uyên ương" nhưng thấy choáng ngợp quá, thể loại này NMN chịu thua, không biết mô tê chi...

Chúc anh chị vui.

6-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@09:11
Cám ơn NMN đã ghé thăm bọn mình. Thơ nào mà khôg hay, biết chi thể loại này cho thêm đau đầu cô NMN ơi.

Đôi uyên ương chúc NMN luôn vui khỏe, trẻ trung nhé.
Phieuvan_Thlangdu

7. Cảm nhận từ: LUONGTU [Blogger]  31.07.14@15:37
Thật tuyệt vời cả xướng và họa.
Ngũ độ thanh mà cứ mượt mà và ngọt hơn đường rồi.
Em chúc mừng anh nhé.

7-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@09:18
Lục độ âm khó mà ngọt ngào như thơ ĐL bình thường bạn Lương Tú ơi. Tính nhạc của Lục Độ âm cứ đều đều như nhau nên tính biểu đạt qua âm vận đã không cao như thơ ĐL thông thường, lại thêm từ ngữ bị bó theo dấu âm nên chỉ những vị cao tay lâu lâu làm chơi một hai bài mới có thể hay. Bọn mình toàn tay nửa vời thì chỉ ăn theo thể thức chứ không làm sao hơn được.

Vui nhiều nhé Lương Tú.
Phieuvan_Thlangdu

8. Cảm nhận từ: Ngọc Thụy [Blogger] 31.07.14@21:21
Cảm ơn bài phân tích của anh Phiêu!
Bài viết làm rõ nhiều vấn đề mà một số người chưa hiểu lắm về thơ Đường luật Ngũ độ thanh (hay lục độ âm!)
Chúc anh luôn an vui và hạnh phúc!

8-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@09:31
Ở ta có thường có cái khiêm nhường nên ít khi chịu nó ra cái sai người khác lắm anh ạ. Ngược lại hay theo nếp có sẵn (ví dụ: Ngũ hay Lục thanh/âm?), khi mà người có chữ quá ít nên cái gì đã đặt thành "người có chữ" đều trở thành thánh linh.

Cứ như bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan không ai phủ nhận rằng ý, tình cực hay. Thế nhưng cái chuyện phạm quy phạm thì chẳng ai dám nói một cách nghiêm chỉnh.
Ngay đến ông Trần Trọng San hay Trần Trọng Kim (tôi không nhớ rõ)cũng bình bài này, nhưng chỉ dám nói cái hay mà không hề nhắc đến chuyện phạm quy phạm. Cứ thủ cho yên thân như thế này là có tội với học sinh khi bắt chúng phải nghe một chiều ca tụng một chiều, mà 2 ông này trong mắt học sinh lại cũng là thánh linh!

Qua Đèo Ngang
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc (hay Quốc Quốc? -PV)
Thương nhà mỏi miệng cái da da (hay Gia Gia? - PV)
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

2 chữ Nước + 2 chữ Nhà mà không theo một nguyên tắc điệp tự nào.
Có lần bàn luận chuyện này có người nói: "Nhưng mà bài thơ hay!"Người lại bảo "nhờ thế mới hay!". Trời ạ, một cầu thủ đá bóng hay (trừ thủ môn) thì được chơi bóng đá bằng tay ư?

Chúc anh nhiều niềm vui.
Phieuvan_Thlangdu

9. Cảm nhận từ: PhuongNamDuongThi [Blogger]  01.08.14@09:50
Đọc x/họa NDt của các vị rất kính nể .
.Xin chúc mừng.
PNam

9-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  01.08.14@09:54
Cám ơn bác PNĐT đã khích lệ. Chỉ là hậu bối học đòi theo các cụ thôi mà bác.

Phieuvan_Thlangdu

10. Cảm nhận từ: MINH-THU [Blogger]  01.08.14@10:28
MT cũng đã thử sức với ngũ độ thanh, nhưng thấy khó vì 2 lẽ: Vốn từ ngữ mình không nhiều; phải đầu tư thời gian và công sức mà mình lại thiếu điều kiện này.
Vẫn biết một bài thơ đường ngũ độ thanh đọc lên rất mềm mại, uyển chuyển bởi nhịp điệu thanh sắc và tác giả rất trình độ, MT sẽ nghiên cứu và thử sức sau nhé. Chúc anh Phiêu vui khỏe.

10-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger] 03.08.14@22:17
Thử sức thì cứ thử nhưng đừng sa đà vào những thể thức rắc rối làm hao công sức một cách phi lý. Thơ ĐL hay là ý tình sâu sắc, âm vận dịu hòa, bố cục chặt chẽ, tư tưởng thăng hoa... chứ đâu phải hay là nhờ kiểu cọ nhưng mặt mũi đầy sẹo.

Có một chuyện trong tác phẩm của Kim Dung như thế này:
Một hòa thượng già giữ Tàng Kinh Các (nơi lưu giữ những qưyển bí kiếp võ thuật của môn phái Thiếu Lâm). Một ngày nọ bọn cao thủ thượng đẳng của tà đạo tiến công chùa Thiếu Lâm, chúng đụng độ phải vị hòa thượng già này và dùng mọi công phu võ thuật mà chúng từng luyện tập, cả những công phu chúng từng luyện trong các bí kíp mà trước đây chúng đánh cắp ở Tàng Kinh Các, nghĩa là rất ư tối thượng. Thế nhưng! Chúng đã thất bại khi đấu với vị hòa thượng già này. Mà vị hòa thượng già có dùng bí kíp cao siêu gì đâu, ông chỉ giản đơn dùng pho Thập Bát La Hán Quyền, một đường võ nhập môn của phái Thiếu Lâm nhưng ông đã thấu đươc cái huyền vì của nó.

Trước đây anh Phiêu cũng viết ĐL Hồi Văn Cách (thuận nghịch độc) để họa cùng bạn thơ. Phải nói là xét về ngôn từ, âm vận có phần nhĩnh mặt bằng chung đôi chút. Thế nhưng càng ngày đọc lại những bài Hồi Văn Cách của chính mình thấy càng thẹn bởi dù có cố gắng nhiều vẫn có điểm khuyết bởi được bài Xuất lại thất bài Hồi hay ngược lại. Kỹ lắm cũng vẫn vướng chuyện câu trúc 4 phần chưa suông ở một trong hai bài Xuất-Hồi văn.

Thôi, xin học tập tấm gương lão họa thượng già vô danh kia mà cố gắng để khai thác cái bình thường mà huyền diệu kia mà đến giờ anh Phiêu vẫn chưa tham ngộ hết.

Phieuvan_Thlangdu

10-2. Phản hồi từ: MINH-THU [Blogger]  04.08.14@00:05
Cảm ơn anh Phiêu. Rất thấu tình đạt lý, em "chạy ngay về nhà" đây. Chúc cả nhà ngủ ngon, mơ đẹp 

10-3. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  04.08.14@16:30
Cám ơn Minh Thư. Từ từ đi cho khỏe, chạy về nhà thở dốc ông xã MT tưởng anh Phiêu dọa nạt gì MT là kẹt anh Phiêu đấy!

Phieuvan_Thlangdu

11. Cảm nhận từ: vomtroirieng [Blogger]  03.08.14@16:02
VTR botay với thơ Đường , vần luật có thể nghiên cứu,hoc hỏi và nắm vững đươc,nhưng khó ở điểm làm sao có thể truyền tải đươc cảm xúc mà vẫn giữ đươc đúng niêm luật
Những bài viết của anh Phieu rất có ích cho người tập tành làm thơ Đường,nhưng anh Phieu nè,VTR định sưu tầm những cặp từ đối nhau để làm vốn khi tập làm thể thơ này,như vậy có đươc không anh nhỉ

11-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  03.08.14@22:22
Sưu tầm những cặp từ đối lập? Hay đấy VTr! Nhưng nhớ rằng đấy chỉ là "nguyên liệu thô" thôi nhé.
Khi viết thơ ĐL thì Đối không chỉ là Đối Lập (gọi là "công đối" mà còn "bổ trợ/hỗ tương đối" nữa đấy).

Cứ thử tập và gắt gao, khó tính với chính mình thì sẽ tiến nhanh thôi VTr ạ. Anh Phiêu từ chứng nghiệm qua một số học trò của mình: Đi chậm lại tiến chắc mà nhanh và tiến xa. Đi nhanh giống như nhảy bước đầu cái vù, nhưng rồi đứng đó mãi vì "chân trụ đã bị tổn thương", cà nhắc đi vòng vòng khu vực đó mãi thôi.

Phieuvan_Thlangdu

12. Cảm nhận từ: phonglan60 [Blogger]  06.08.14@08:48
Bái phục!Và đúng như Phiêuvan nói,thưởng thức chứ không dám thử sức và càng không nên sa đà vào "tàng kinh các"của Thiếu Lâm(có phải dẫn trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung không bạn?)Nhưng phải nói rằng thơ Đường đúng là bậc thầy,mình rất thích ,thưởng thức và nghiền ngẫm,chỉ vậy thôi...
Chúc Phiêuvan ngày mới nhiều niềm vui.

12-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  11.08.14@11:25
Thơ nào mà người viết đủ sức cũng hay chứ đâu phải cứ thơ Đường Luật mới hay đâu bạn Phong Lan, tội gì bỏ công vào cho mệt, trừ phi mình thấy hứng thú bạn ạ. Thơ tự do bạn viết bộ không hay sao? Hay quá luôn nữa là đằng khác!

Câu chuyện Tàng Kinh Các chỉ giống TLBB chứ không nguyên mẫu từ TLBB, nó là một mẩu chuyện nhỏ chứ không chiến phầm hoàng tráng phần kết như TLBB. Lâu quá nên tôi cũng không nhớ ở pho nào.

Chúc bạn Phong Lan nhiều niềm vui nhé.
Phieuvan_Thlangdu

13. Cảm nhận từ: Hồ Văn Thiện [Blogger]  09.08.14@16:49
Cám ơn anh Phiêu Vân đã đưa lại chuyện này. Riêng tôi chỉ coi thể này như một kiểu chơi khác của ĐL thôi.
Thử một lần xem sức mình thế nào thôi. Mất thêm thì giờ nhưng hiệu quả chẳng cao hơn nếu khong nói dễ kém hơn. Chúc anh vui khỏe.
Amh cho tôi số điện thoại của anh. Sắp tới tôi vào Sài Gòn nếu có dịp sẽ tìm anh bái sư phụ

13-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  11.08.14@11:33
Bác Thiện. Khi PV tham gia họa bài ở entry này của bác, ấy là bài thứ tư PV viết Lục Đô Âm đấy bác ạ. PV cho rằng đấy chỉ là một cách chơi kiểu cọ chứ chắc chắn là kém hơn thơ ĐL thông thường rồi. Nói thật là các bậc đại danh gia xưa người ta khai thác cái tinh túy, uyên thâm con chữ, hình ảnh, âm điệu qua khung luật thơ Đường chứ có được mấy bài kiểu cọ đâu. Má xem lại có bài kiểu cọ nào nổi tiếng đâu bác ạ.

Như vậy là bác đã có số Đt của PV rồi, khi bác vào chắc chắn PV không bỏ lỡ được.
Kính bác
Phieuvan_Thlangdu

14. Cảm nhận từ: Nhĩ Khuyết [Bạn đọc]  30.08.14@21:47
Anh PV ơi ! Từ hôm kia tình cờ (nhưng hữu duyên) lạc vào "cõi tiên", vì cảm nhận được nhiều điều rất thú vị về thơ, nhất là thơ ĐL đặc biệt từ anh và ae khác "tâm sự" lại qua, qua lại...Thế là tui "nghiện" cái blog phieuvan này mất, cứ rảnh ra là tui vào máy ngay, chiều nay phát hiện ra cái món " Ngũ/Lục độ..." nữa lại càng..."nghiện" hung. Hì ! Trước xin phép anh sau cùng tất cả huynh, tỷ, hữu vui vẻ cho tui "múa rìu qua mắt thợ" để vui tí nhá !
OẢI THẤU TRỜI !
"Ngũ Độ..." vừa nghe sởn gáy rồi !
Còn đâu sức lực nữa mà chơi
Dòng trên mệt đớ vừa thư giãn.
Chữ dưới đừ câm đủ rụng rời.
Lẫn lộn vần niêm vì mỏi mắt.
Kèm nhem đối ngẫu bởi chùng hơi.
Bày ra món lạ này - ai nhỉ ?
"Ngũ Độ..." mần xong oải thấu trời !
*********@**********
VẪY BÚT NHA.
Xướng họa Đường Thi dưỡng tuổi già.
Da mồi tóc bạc vẫn hào hoa.
Trưa nằm chổng gọng ra bài xướng.
Tối ngủ mằn râu nghĩ vận hòa.
Ý tỏ lời hay - người ngưỡng mộ.
Văn mờ tứ dỏm - bạn gièm pha.
Xin mời Quí vị là Thi hữu.
Ngẫm ngợi chau mày vẩy bút nha !
---Nhĩ Khuyết---.
(Nếu bị lỗi vi tính ko ngắt câu, xin nhờ anh PV dàn lại. Cảm ơn )

15. Cảm nhận từ: Nhĩ Khuyết [Bạn đọc] 31.08.14@00:16
Nhĩ Khuyết xin cáo lỗi Quí vị chữ VẨY ở đề bài và cuối bài là dấu HỎI . Gõ vi tính bị nhầm x/r mong hiểu giúp cho. Cảm ơn anh PV rất nhiều .

15-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  31.08.14@06:58
Bạn Nhĩ Khuyết. Những hiệu chỉnh, sửa chữa chứng minh rằng tác giả có sự chắt chiu, trân trọng bài mình viết và cả tôn trọng bạn đọc.

Đừng bao giờ ngai khi muốn chỉnh sửa những cmt của bạn ở blog tôi nhé. Tôi rất trân trọng sự chỉnh chu, nghiêm túc của người viết.

Phieuvan_Thlangdu

16. Cảm nhận từ: Chung Thục Nương [Bạn đọc]  09.04.15@14:19
Thơ ngũ độ thanh Nương có viết ít bài để thử sức nhưng thơ lục độ âm thì luật viết như thế nào. Xin Phiêu Vân bày vẽ thêm.

Mọi người viết thơ hay quá. Nương xin được học hỏi ở mọi người nhiều hơn nữa.

16-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger]  09.04.15@19:37
Chào bạn Thục Nương. Vui lần đầu đón tiếp bạn mới là Thục Nương.

Theo tôi được biết thể thức thơ ĐL Ngũ Độ Thanh được ra đời từ hải ngoại khoảng 3 năm gần đây. Và trong một lần tranh luận trên mạng có hai bạn trẻ tên Linh Tâm và Nhật Linh (hình như là Việt kiều ở Đài Loan) nhận thể thức này do họ sáng tạo, nhưng rất tiếc họ không trưng ra bằng chứng nên tôi không dám cả quyết đúng-sai chuyện thủy tổ thể thức Ngũ Độ Thanh.

Bây giờ tôi nói về tên gọi Lục Độ Thanh/Âm.
Lục Độ Thanh/Âm là tên gọi chuẩn xác của thể thức thơ ĐL mà người ta gọi sai là Ngũ Độ Thanh. Nói cách khác, tên gọi Ngũ Độ Thanh không thể hiện được và đúng tính chất của thể thức này.

Lý do:
Định danh (tên gọi) thể thức thơ ĐL Lục Độ Thanh/Âm nhằm nêu rõ đặc trưng, đặc điểm làm xương cốt của thể thức là:

1- Trong một câu các chữ mang thanh Trắc không được dùng 2 lần các dấu: Sắc – Nặng – Hỏi – Ngã
2- Với chữ thanh B: Không được dùng 2 Trầm Bình Thanh hoặc Phù Bình Thanh liền kề nhau.
Nói cách khác: Không được dùng 2 chữ có dấu Huyền hoặc 2 chữ Không Dấu liền kề nhau trong cùng một câu.
3- Chữ hạ vần câu 1 và câu 2 không đươc dùng cùng dấu. Nếu vần câu 1 là dấu Huyền, câu 2 phải Không Dấu, và ngược lại
4- Bài thơ phải viết tế Chính Luật. Không dùng Giản Luật 1-3-5 Bất Luận.

Tóm lại: Trong câu thơ luật Trắc phải được dùng cả 6 thanh độ trong chữ Việt, và trong cùng một câu không được dùng lại dấu thanh Trắc (lần 2).

Trên thực tế Tiếng Việt có những 8 bậc âm nếu kể cả những tiết âm. Tuy nhiên đối với Định Danh cho một thể thức thơ này ta chỉ cần bàn trên con chữ Việt Nam là đủ.

Chữ Việt Nam chúng ta có 5 dấu âm gồm: Sắc, Huyền, Nặng, Hỏi, Ngã
Tuy nhiên 5 dấu âm này chưa phải là tất cả bởi Tiếng Việt còn được thể hiện qua chữ viết bằng chữ không có dấu. Ví dụ như chữ: THÔNG, THƯƠNG, YÊU, ĐAU…

Như vậy, căn cứ vào các âm tiếng Việt được ký âm qua chữ Việt ta có:
1. Sắc, 2, Huyền, 3. Nặng, 4. Hỏi, 5. Ngã, 6. Không dấu => Sáu âm.

Bây giờ hãy rõ thế nào là Ngũ Độ Thanh (Âm).

Ngũ = 5 , Độ = bậc , Thanh = Âm thanh.
Dịch ra Việt ngữ: Ngũ Độ Thanh = 5 bậc âm

Từ định nghĩa này ta xét lại chữ Việt lẫn tiếng Việt có mấy bậc âm?
- Câu trả lời ĐÚNG: 6 bậc

Tôi dùng một câu thơ của mình để minh họa nhé.

“Việt ngữ bao gồm cả sáu thanh”

Việt (nặng.1)- ngữ (ngã.2)- bao (không dấu.3)- gồm (huyền.4)- cả (hỏi.5)- sáu (sắc.6)- thanh (không dấu.3)

Điều này chứng minh tên gọi Ngũ Độ Thanh là sai.
Tên gọi đúng là: Lục Độ Thanh hoặc Lục Độ Âm.

Phieuvan_Thlangdu

17. Cảm nhận từ: Chung Thục Nương [Bạn đọc]  09.04.15@14:30
TẬP VIẾT
Thục Nương

Thử viết thơ bằng ngũ độ thanh
Đọc qua nhiều lỗi bởi chưa sành
Câu tròn ý lộn vàng luôn bảng
Chữ méo lời quên bạc cả danh
Những tưởng chơi rành khen sáng dạ
Ngờ đâu biết rẽ bảo là ranh
Sắc huyền ngã nặng từng thanh đủ
Đã thế từ nay chịu khổ hành.
06/4/2015
Mong các bậc tiền bối nhận xét bài đăng này, nếu có mắc lỗi ở đâu mong góp ý, hậu bối xin tiếp thu.

17-1. Phản hồi từ: phieuvan08 [Blogger] 09.04.15@19:51
Bạn Thục Nương. Hơi thơ ĐL của bạn thật ngọt, tuy nhiên bạn chưa nắm được quy tắc của thể thức Lục Độ Âm nên bài thơ này của bạn được viết theo thể thức thơ Đường Luật thông thường.

Bạn có thể đọc reoly của tôi đến bạn ở cmt 16.1 để tham khảo thêm về thể thức Lục Độ Âm.

Tôi cũng hy vọng rằng nếu bạn viết thể thơ này thì hãy ghi Lục Độ Âm hoặc Lục Độ Thanh để người TQ, Đài Loan, Hồng Không, Ma Cau không cười vào mũi người Việt chúng ta rằng: Đến tiếng mẹ đẻ còn mù tịt lại bày đặt thơ thời Đường với Tống của họ.

Hy vọng sớm nhận được bài Lục Độ Âm của bạn. Chúc bạn mọi điều tốt đep.

Phieuvan_Thlangdu

---------

Nguồn trang blog:
http://phieuvan08.vn102.space/?p=5608217&more=1&c=1&tb=1&pb=1#more5608217

Thêm cảm nhận

6 nhận xét:

  1. Thử dán lại ảnh xem sao... :)

    [img]https://cdn.bloomnation.com/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/b/e/be_my_love_bouquet_by_teleflora_19_1_186_18.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thử trả lời nhé =))

      [img]https://cdn.bloomnation.com/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/b/e/be_my_love_bouquet_by_teleflora_19_1_186_18.jpg[/img]

      Xóa
    2. Thử trả lời của trả lời :))

      [img]https://cdn.bloomnation.com/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/b/e/be_my_love_bouquet_by_teleflora_19_1_186_18.jpg[/img]

      Xóa
  2. Thay đổi hệ thống còm đã thành công! :))
    Chỉ cần thêm bảng ký tự emoticons để bạn hữu dễ gõ vào còm... :p

    [img]https://www.wallpaperup.com/uploads/wallpapers/2013/11/21/177790/5b80fcbb27100bed370b22654c7e780e.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  3. Anh lại tân trang, sửa sang "nhà cửa" cho xinh đẹp và tiện nghi hơn =)) =d>

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do hệ thống còm của DVD bị lỗi bởi dùng thủ thuật "dán link ảnh trực tiếp vào comment" nên DVD buộc phải thay đổi lại hệ thống còm và dùng lại thủ thuật "dán link ảnh vào còm bằng thẻ img", HĐ à! :(

      Xóa

* Đỗ Văn cảm ơn bạn vào thăm blog-lều cỏ!
- Đỗ Văn rất mong bạn ghi lại cảm nhận vào khung nhận xét khi đọc bài đăng ở trên!
- Bạn có thể copy link ảnh và dán trực tiếp vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn Enter-bạn nhớ xóa hết Enter sau link ảnh!).
- Bạn có thể gõ ký tự ở bên phải biểu tượng cảm xúc vào khung nhận xét.

:) :)) :-) :d :-d :p :>)
=)) ;( ;(( ;-( (o) [-( :-?
:o @-) (p) :-s (m) 8-) :-t
:-b b-( :-# =p~ $-) (b) (f)
x-) (k) (h) cheer