29/5/11

29/5/11 - - 2 cảm nhận - lượt đọc

Chuyên Gia Cấp Cứu

+A Tăng cỡ chữ =A Cỡ mặc định -A Giảm cỡ chữ



Chuyên Gia Cấp Cứu


Nói tới “Chuyên gia” thì không còn gì để nói nữa! Một - lắc đầu chào thua, hai - gật đầu công nhận! Nhưng khi nghe nói rằng cô ta là “Chuyên gia cấp cứu” thì tôi hơi phân vân, “- Có đúng vậy không hả ta?” - Ta hỏi “Ta” thì “Ta” hỏi ai? Đành “khăn gói quả mướp” lên đường, thề “ngâm cứu” cho ra lẽ, chưa ra lẽ thì chưa trở về, quyết “da ngựa bọc thây” nơi… “Phòng Cấp Cứu”!

“- Cánh phóng viên, nhà báo đi tới đâu là “rầu” tới đó!” - Nghe đàn anh truyền thụ kinh nghiệm “xương máu”, nên tôi bỏ hết “vũ khí” lỉnh kỉnh vào rương, giả dạng “Mèo con đi học chẳng mang thứ gì”, đương nhiên là phải có mang theo cây bút bi và vài tờ giấy để còn ghi chép những điều “mắt thấy tai nghe”, kẻo quên thì chết! Nhưng “ém” hết trong túi quần, không lo “nàng chuyên gia” “phát hiện”!

Ngày đầu tiên, hổng biết gì hết, đứng láo ngáo trước cửa phòng cấp cứu... Thấy quá trời ca nhập viện, đang suy tư vì lẽ gì mà tai nạn giao thông nhiều thế? “Nàng” mở cửa, đẩy giường cấp cứu, nhìn thấy tôi đang lóng ngóng bên xe chuyển viện, giọng oanh vàng khẩn khoản: “- Nhờ anh chuyển người thân lên giường giúp em nghen!” Tim tôi như hụt nhịp vì……. nhưng không thể hụt tay để bị nàng chê “dzỏm”, tôi thành “người nhà” bất đắc dĩ của bệnh nhân té gãy xương chân(!).

Nhưng cũng nhờ thế mà tôi “xâm nhập” được vào phòng cấp cứu để thấy “nàng” chuẩn xác như “máy” khi báo bệnh, xin y lệnh, tìm sinh hiệu, cố định xương gãy, cầm máu, băng vết thương, bóp bóng, xoa bóp tim, tiêm thuốc, lấy máu xét nghiệm, đo điện tim, đẩy bệnh nhân đi xét nghiệm, hỏi thăm bệnh…… và còn kịp thời gian làm bệnh án cấp cứu, vào sổ theo dõi…… thậm chí vẫn còn kịp thời gian hỏi han và động viên thân nhân người bị nạn! Mà không chỉ một người bị nạn…….!!!

Chỉ một ngày thôi mà riêng tôi còn muốn “thở bằng tai” khi dõi theo nàng…! “Phóng lao thì phải theo lao”, tôi cố gắng “cầm cự” đúng ba ngày trong hình ảnh “người thân bất đắc dĩ”, nhưng có lẽ nàng đã khám phá ra rằng tôi chẳng phải là người thân của ai, nên ánh mắt hình như có nhiều dấu hỏi….?

… Nàng đã được lên báo khen ngợi. Bài viết được ký với bút danh của tôi. Có lẽ nàng đã quên tôi! Tôi lại không thể quên nàng… không thể quên nét dịu dàng, đằm thắm, cảm thông trong từng cử chỉ, lời nói nhưng đầy quyết đoán, mau lẹ khi tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân. Tôi phải gật đầu để công nhận nàng là chuyên gia, nhưng tôi lại lắc đầu vì ngoài nàng ra tôi không còn… hụt tim vì ai khác được nữa!

Tôi lại tìm đến phòng cấp cứu!

dovaden2010

Nguồn ảnh: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiBwHKtVr5jFnFwyKd8AVMAtxGA1GO1MmMDfjR5chqJ-BRU_fdZPQW_raHTIjzflXa18V2cxxHQZ09q9ovDWMohNGSjosRh6cvgpvzEJhHpMd_zgixPH52sVds5xlpabiVfQpr95F-9qjcT/s320/chuyengiacapcuu.jpg

Thêm cảm nhận

2 nhận xét:

  1. Lâu lắm rồi...
    Nay mới có dịp đọc lại bài này...
    Cũng vẫn nghe hài hài, vui vui chứ nhỉ...
    Hi hi hi...
    :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ có duy nhất một điều...
      Đây là văn phong của người khác, ta chỉ bắt chước họ mà thôi...
      :))

      Xóa

* Đỗ Văn cảm ơn bạn vào thăm blog-lều cỏ!
- Đỗ Văn rất mong bạn ghi lại cảm nhận vào khung nhận xét khi đọc bài đăng ở trên!
- Bạn có thể copy link ảnh và dán trực tiếp vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn Enter-bạn nhớ xóa hết Enter sau link ảnh!).
- Bạn có thể gõ ký tự ở bên phải biểu tượng cảm xúc vào khung nhận xét.

:) :)) :-) :d :-d :p :>)
=)) ;( ;(( ;-( (o) [-( :-?
:o @-) (p) :-s (m) 8-) :-t
:-b b-( :-# =p~ $-) (b) (f)
x-) (k) (h) cheer